/
/
Phương pháp xâm lấn và mở rộng nhà phân phối khắp các tỉnh thành, vùng miền

Phương pháp xâm lấn và mở rộng nhà phân phối khắp các tỉnh thành, vùng miền

Nôi dung chính

Để xây dựng và mở rộng nhà phân phối của doanh nghiệp trên toàn quốc đòi hỏi các doanh nghiệp phải có đầy đủ các yếu tố như: năng lực, tài chính và chỗ đứng trên thị trường. Từ lâu, việc phát triển hệ thống các kênh phân phối đã được nhiều doanh nghiệp học hỏi dựa trên các phân tích cũng như kinh nghiệm của các chuyên gia marketing lớn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể nhanh chóng xâm lấn thị trường và mở rộng các nhà phân phối trong quá trình phát triển thương hiệu của mình? Hãy cùng với WinMap tham khảo phương pháp xâm lấn và mở rộng nhà phân phối toàn quốc thông qua bài viết dưới đây nhé!

phuong-phap-xam-lan-va-mo-rong-nha-phan-phoi-khap-cac-tinh-thanh-vung-mien

Giải thích về định nghĩa nhà phân phối 

Trước khi tìm hiểu về phương pháp xâm lấn và mở rộng nhà phân phối trên toàn quốc thì hãy cùng tìm hiểu xem nhà phân phối là gì nhé!

Nhà phân phối được biết đến là đơn vị kinh doanh độc lập. Chuyên nhập các sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp hay nhà sản xuất để lưu trữ trong kho của mình sau đó bán lại cho các đại lý nhỏ lẻ khác hoặc bán cho các cửa hàng. Nhiều người cho rằng nhà phân phối sẽ cung cấp các sản phẩm của doanh nghiệp trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân phối là các đơn vị lớn nên họ không thể bán lẻ cho từng khách hàng vì điều này sẽ khiến cho các nhà phân phối gặp nhiều khó khăn trong quá trình quản lý.

Trong chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp thì nhà phân phối có vị trí trong một chuỗi cung ứng như sau:

Doanh nghiệp/ nhà sản xuất => cung cấp đến cho nhà phân phối => nhà phân phối sẽ bán lại cho các đại lý => Các đại lý cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ => và cuối cùng cửa hàng bán lẻ sẽ cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. 

Nhà phân phối có những ưu điểm và nhược điểm gì

Sử dụng nhà phân phối trong chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp là việc các nhà sản xuất sẽ sử dụng tất cả các nhà phân phối trên một vùng thị trường được xác định. Các nhà phân phối càng nhiều thì sẽ càng có lợi trong quá trình mở rộng thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp đối với các khách hàng. Tuy nhiên, khi sử dụng nhà phân phối trong chuỗi cung ứng cũng sẽ mang đến những ưu điểm và nhược điểm như:

  • Ưu điểm: Việc đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng là điều cực kỳ quan trọng, việc sử dụng các nhà phân phối trong chuỗi cung ứng sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối, các kênh phân phối. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp. 
  • Song song với đó, sử dụng nhà phân phối cũng gây ra những nhược điểm như: nhà sản xuất hay doanh nghiệp có thể kiểm soát được hoạt động của các nhà phân phối trong cách trưng bày sản phẩm, cách tiếp cận thị trường hay giá bán ra của sản phẩm. Từ đó, sẽ khiến cho việc xây dựng uy tín và thương hiệu của sản phẩm bị giảm xuống, nguy cơ xuất hiện các mặt hàng giả, hàng nhái cao hơn.

Các cấp nhà phân phối?

Hệ thống chuỗi cung ứng sẽ có những kênh phân phối khác nhau. Và tùy vào quy mô của doanh nghiệp hay nhà sản xuất mà trong các kênh phân phối sẽ được chia ra thành các cấp phân phối nhỏ khác. Vậy có mấy cấp nhà phân phối? 

  • Kênh phân phối 1 cấp là mô hình kênh phân phối sử dụng nhà bán lẻ trung gian để đưa các sản phẩm hàng hóa đến trực tiếp cho người tiêu dùng. 
  • Kênh phân phối 2 cấp: là kênh phân phối sử dụng 2 đối tượng phân phối trung gian đó chính là đại lý và nhà bán lẻ. Hàng hóa sẽ được phân phối đến các đại lý sau đó đại lý sẽ bán lại cho các kênh bán lẻ. Cuối cùng các nhà bán lẻ mới cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng.
  • Mô hình kênh phân phối 3 cấp cũng có các đối tượng phân phối trung gian như kênh phân phối 2 cấp thêm nhà phân phối làm đối tượng trung gian để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến cho đại lý. Tuy nhiên, ở kênh phân phối 3 cấp thì các nhà phân phối sẽ thực hiện hoạt động quảng cáo, marketing quảng bá sản phẩm với các đầu mối bán lẻ sản phẩm và nhận được hoa hồng sau mỗi đơn hàng thành công. 

Bí quyết xâm lấn và mở rộng nhà phân phối toàn quốc

Làm thế nào để giúp doanh nghiệp có thể xâm lấn thị trường và mở rộng nhà phân phối trên toàn quốc?

Tăng số lượng cửa hàng phân phối sản phẩm

Để xâm lấn thị trường thì điều đầu tiên các nhà sản xuất, các doanh nghiệp cần phải mở rộng và gia tăng số lượng các cửa hàng phân phối sản phẩm của mình. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đưa ra những chính sách, chiến lược cụ thể để các cửa hàng phân phối sản phẩm có thể tiếp cận được số lượng khách hàng với hiệu quả cao nhất. 

Các điểm phân phối cần phải đảm có chất lượng tốt

Việc trang bị các công cụ quản lý hiện đại cũng là cách giúp cho các doanh nghiệp có thể quản lý và nắm rõ được tình hình hoạt động của các cửa hàng phân phối. Từ đó giúp hạn chế được các tình trạng như: bán phá giá, bán trà trộn các mặt hàng giả, hàng nhái trong cửa hàng,…Bên cạnh đó bạn cũng cần xây dựng thêm các chiến lược bán hàng để hỗ trợ bán hàng, thực hiện chiến lược khuyến mãi để có thể thu hút được các khách hàng biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. 

Có chính sách chiết khấu hợp lý cho cửa hàng phân phối

Việc xây dựng lòng tin cho chủ cửa hàng phân phối cũng là cách để doanh nghiệp có thể giữ vững được thương hiệu cũng như sản phẩm của mình khi phân phối ra bên ngoài. Vậy nên doanh nghiệp cần có những chính sách chiết khấu hợp lý cho từng cửa hàng phân phối khi mà họ đạt được mức doanh số mà doanh nghiệp đưa ra. 

Tags:
Chia sẻ bài viết này
Rate this post
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan