/
/
Làm sao để xây dựng chiến lược thương hiệu vững mạnh?

Làm sao để xây dựng chiến lược thương hiệu vững mạnh?

Nôi dung chính

Xây dựng chiến lược thương hiệu là một trong những yếu tố gây nên nhiều khó khăn đối với các nhà quản trị marketing trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hay gặp phải những rào cản khi bước vào giai đoạn này. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ là bước tiến quan trọng giúp gia tăng sự nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp hiện nay. Vậy đâu sẽ là các bước xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả dành cho doanh nghiệp? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn câu trả lời phù hợp! 

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là việc xây dựng các kế hoạch cho sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu kinh doanh. Giúp cho doanh nghiệp có thể định vị được thương hiệu của mình và gây ấn tượng với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu như một doanh nghiệp không có kế hoạch xây dựng chiến lược thương thì sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh và quá trình chinh phục chiếm lĩnh thị trường.

Tại sao cần xây dựng chiến lược thương hiệu

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải xây dựng cho mình những chiến lược thương hiệu riêng. Vậy tại sao cần phải xây dựng chiến lược thương hiệu? Những lý do dưới đây sẽ giúp bạn đi tìm được câu trả lời phù hợp nhất!

Giúp khách hàng nhận diện sản phẩm một cách dễ dàng 

Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ là tên gọi, logo đặc trưng mà còn là bộ mặt giúp cho khách hàng dễ nhớ đến sản phẩm của bạn mỗi khi nhìn thấy logo thương hiệu. Vậy nên, việc xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp định vị được tên tuổi của mình và tạo được điểm nhấn khác biệt trên thị trường.

Xây dựng chiến lược thương hiệu

Logo tăng độ nhận diện cho thương hiệu

Lượng khách hàng tiềm năng ngày một tăng cao

Xây dựng chiến lược thương hiệu cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm các khách hàng mục tiềm năng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo dựng niềm tin và sự gắn kết của khách hàng với những sản phẩm mình cung cấp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có được cái nhìn thiện cảm hơn từ khách hàng của mình.

Tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh 

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thương hiệu của mình có thể trở thành thương hiệu nổi tiếng và được nhiều khách hàng yêu thích. Chính vì thế việc xây dựng chiến lược thương hiệu sẽ giúp cho các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường có được sự khác biệt. Bên cạnh đó, còn giúp điều hướng người dùng tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp thay vì lựa chọn các sản phẩm khác trên thị trường. 

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược thương hiệu vững mạnh

Để có thể xây dựng được một kế hoạch, chiến lược thương hiệu thành công thì bạn cần phải thực hiện các bước được Bluefly chia sẻ sau đây.

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu 

Khách hàng mục tiêu là nhóm các đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Chính vì thế mà bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu trong danh sách khách hàng của bạn.

Đối tượng khách hàng nào có nhu cầu và khả năng sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Trả lời được câu hỏi này bạn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất!

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh thương hiệu trên thị trường 

Sau khi xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu thì bạn cần phải phân tích đến đối thủ cạnh tranh cũng như vị thế của thương hiệu mình trên thị trường. Như vậy mới có thể đưa ra những chiến lược phát triển thương hiệu với sự sáng tạo, khác biệt để đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác.

Bước 3: Nhận định cơ hội phát triển 

Trong quá trình xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp đồng thời cũng xác định được những xu hướng phát triển và cơ hội tiềm năng của thị trường. Từ đó, không chỉ xây dựng thương hiệu ngày một vững mạnh, không bị lỗi thời mà còn giúp doanh nghiệp có thể định hướng kinh doanh cho doanh trong các năm tới.

Bước 4: Xác định giá bên trong của thương hiệu 

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là những yếu tố giúp cho doanh nghiệp dễ dàng định hướng các hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Vậy nên, mỗi doanh nghiệp cần phải xác định được giá trị cốt lõi thương hiệu của mình để có kế hoạch phát triển bền vững. 

Bước 5: Định vị thương hiệu 

Định vị thương hiệu là một trong những bước quan trọng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Một khi doanh nghiệp đã định vị được thương hiệu của mình trên thị trường thì khách hàng sẽ luôn biết đến các sản phẩm của bạn khi cung cấp ra trên thị trường. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tạo được sự khác biệt hơn so với các đối thủ khác.

Bước 6: Quản trị thương hiệu 

Để hình ảnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường được duy trì thì doanh nghiệp cần phải thực hiện bước quản trị thương hiệu. Vì nếu như doanh nghiệp không quản trị thương hiệu sẽ ngày một mất dần đi hình ảnh thương hiệu trên thị trường. Thương hiệu của bạn cũng ngày một mờ nhạt trong lòng khách hàng. 

Hy vọng, thông qua bài viết này của Winmap bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp mình ngày một vững mạnh hơn!

Tags:
Chia sẻ bài viết này
Rate this post
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan