/
/
Mô hình marketing nào được cả thế giới áp dụng rộng rãi?

Mô hình marketing nào được cả thế giới áp dụng rộng rãi?

Nôi dung chính

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, marketing là yếu tố không thể thiếu mà mỗi doanh nghiệp cần phải đặt sự quan tâm lên hàng đầu nếu như muốn có được doanh số bùng nổ và giúp thương hiệu của mình được biết đến nhiều hơn. Để có thể đẩy mạnh doanh số bán hàng thì các nhà quản trị marketing cần phải lên chiến lược hợp lý và hoàn chỉnh. Tuy nhiên mô hình marketing nào hỗ trợ các nhà marketing hiệu quả nhất? Hãy cùng với Winmap tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Mô hình marketing mix 4P

Nhắc đến mô hình marketing không thể không nói đến mô hình Marketing Mix 4P. Đây là một trong những mô hình marketing căn bản và được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất. Mô hình Marketing Mix 4P hay còn được gọi là mô hình marketing hỗn hợp, đây là một công cụ được nhiều nhà quản trị marketing sử dụng để thực hiện các chiến lược marketing.

mô hình marketing mix 4p

Marketing Mix 4P bao gồm các yếu tố:

  • Product (sản phẩm).
  • Price (Giá).
  • Promotion (Xúc tiến thương mại/ truyền thống).
  • Place (Kênh phân phối).

Mô hình marketing mix 5P

Nhiều người cho rằng mô hình Marketing Mix 5P là mô hình được phát triển dựa trên mô hình Marketing mix 4P. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với điều này thì mô hình Marketing mix 5P lại được xây dựng dựa trên học thuyết tháp nhu cầu của Maslow. 

Theo học thuyết tháp nhu cầu của Maslow thì con người ta sẽ có 5 nhu cầu cơ bản đó chính là: sinh lý, an toàn, xã hội, được tôn trọng và được thể hiện mình. Những nhóm nhu cầu này không xuất hiện cùng 1 lúc mà theo một lộ trình. Khi đạt được những nhu cầu cần thiết thì còn người ta sẽ có những nhu cầu khác. Chính vì thế mà việc của các nhà làm marketing đó chính là nghiên cứu insight của nhóm khách hàng mục tiêu và lên kế hoạch để đưa sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của con người. Mô hình marketing mix 5p ra đời để giải quyết vấn đề này.

Mô hình marketing 5p

Mô hình mix 5P này sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Purpose (Mục đích)
  • Pride (Niềm tự hào)
  • Partnership (Đối tác)
  • Protection (Bảo vệ)
  • Personalization (Cá nhân hóa)

Mô hình marketing 7P

Khác với mô hình marketing mix 5P thì mô hình marketing mix 7P lại là mô hình phát triển dựa trên mô hình marketing 4P. Mô hình marketing mix 7P đã tận dụng 4 yếu tố: Sản phẩm (Product), Giá (Price), phân phối (Place), Promotion (Quảng bá) và kết hợp thêm 3 yếu tố: con người (People),quy trình (Process), triết lý (Philosophy). Tất cả 7 yếu tố trên được kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng để giúp mô hình phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng. 

mô hình marketing 7p

Mô hình 3C trong marketing

Có thể nói người tiêu dùng ngày một trở nên khó tính khi lựa chọn tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ. Chính vì thế đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thay đổi để có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Và để làm được điều đó thì các thông điệp truyền thông, marketing là điều cực kỳ quan trọng. Và mô hình 3C trong marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể thành công trong chiến dịch marketing của mình.

mô hình 3c trong marketing

Các yếu tố trong chuỗi 3C gồm có:

  • Customers (Khách hàng)
  • Competitors (Đối thủ cạnh tranh)
  • Company (Doanh nghiệp) 

Mô hình 5c trong marketing

Khác với mô hình marketing 3C, mô hình 5c được xây dựng để phân tích năm lĩnh vực chính có liên quan đến việc lên chiến lược marketing cho doanh nghiệp. Mô hình 5C trong marketing là cơ sở để các nhà quản trị có thể nghiên cứu và đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch marketing trong tương lai. 

Mô hình 5C bao gồm các yếu tố sau:

  • Company (công ty)
  • Customers (Khách hàng)
  • Competitors (Đối thủ cạnh tranh)
  • Collaborators (Đối tác)
  • Context (Môi trường kinh doanh)

Mô hình AIDA trong marketing

AIDA là một trọng những mô hình marketing cổ điển giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công dựa trên các yếu tố phân tích tâm lý người tiêu dùng thông qua từng bước tiếp cận khách hàng trong quy trình bán hàng. 

AIDA là một mô hình marketing gồm có 4 bước sau:

  • Attention (Gây sự chú ý): Bước đầu tiên trong mô hình này là các nhà quản trị cần phải gây được sự chú ý với các đối tượng khách hàng mục tiêu mà không gây phản cảm.
  • Interest (Thích thú): Sau khi đã gây được sự chú ý của khách hàng thì bạn cần phải làm sao để khách hàng cảm thấy thích thú đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 
  • Desire (Mong muốn): Bạn cũng cần phải tạo sự thôi thúc để khách hàng muốn tương tác với doanh nghiệp và liên hệ để mua hàng bằng cách chứng minh cho khách hàng thấy các sản phẩm của bạn đáng bỏ tiền để sở hữu. 
  • Action (Hành động): Cuối cùng là việc kêu gọi hành động thông qua những thông điệp truyền thông mà doanh nghiệp tung ra. Bạn nên đưa ra những lợi kêu gọi ngắn gọn, rõ ràng và mang tính kích thích để khách hàng không bỏ lỡ mà thực hiện ngay lập tức. Việc tạo tính khan hiếm/ giới hạn cho sản phẩm cũng là phương pháp hiệu quả được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

Mô hình SWOT 

Và cuối cùng là mô hình SWOT, được biết đến là mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh giúp cho những người làm marketing đánh giá lại sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp mình. Đây là mô hình tập hợp các yếu tố như:

  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weaknesses (Điểm yếu)
  • Opportunities (Cơ hội)
  • Threats (Thách thức)

mô hình marketing

Hầu hết những người làm marketing đều phải nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Qua bài viết này của Winmap chắc đã có thể mang đến cho bạn những hiểu biết về các mô hình marketing được sử dụng nhiều nhất hiện nay đúng không nào!

Tags:
Chia sẻ bài viết này
Rate this post
Bài viết phổ biến
Bài viết liên quan